Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Những lỗi nên tránh khi sử dụng lò vi sóng

Khi sử dụng lò vi sóng, nhiều người vẫn thường hay mắc phải một số lỗi nhất định dễ ảnh hưởng xấu đến chiếc lò, giảm độ bền, thậm chí gây nguy hiểm cho chính mình. Các lỗi ấy là gì và cách khắc phục ra sao? Cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới của Bếp An Thịnh nhé.

1. Quay, rán thực phẩm trong lò vi sóng

Không nên quay, rán thực phẩm trong lò vi sóng, bởi dầu mỡ trong quá trình nấu có thể sẽ bắn vào các bộ phận bên trong của lò, dễ gây ra hiện tượng cháy nổ.

Nếu gặp cháy nổ trong trường hợp này, điều đầu tiên bạn nên làm là rút phích cắm điện ra, đợi một chút mới mở cửa lò, tuyệt đối không mở cửa lò trước khi rút điện nguồn.

2. Để thức ăn trong lò quá lâu

Người dùng sau khi cho thức ăn vào lò nấu, hâm nóng, rã động nên canh thời gian lấy thức ăn ra ngay sau khi hết thời gian chế biến. Bởi nếu đặt thức ăn trong lò quá lâu, đến vài giờ đồng hồ thì với điều kiện môi trường nhiệt ấm, các vi khuẩn trong thực phẩm còn sống sót có thể nhanh chóng sinh sôi, phát triển.

  những lỗi nên tránh khi sử dụng lò vi sóng
những lỗi nên tránh khi sử dụng lò vi sóng
Khi bạn ăn các món này rất có thể bị ngộ độc thực phẩm, nếu lỡ để quên quá lâu thức ăn trong lò vi sóng, bạn nên bỏ luôn, không nên ăn để tránh làm hại sức khỏe gia đình mình.

3. Dùng vật đựng thực phẩm bằng kim loại, nhựa thường

Một trong những sai lầm lớn nhất khi dùng lò vi sóng của mọi người là không quan tâm vật đựng thực phẩm của mình làm bằng chất liệu gì, có thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng hay không, chỉ cần nó đựng được thực phẩm thì đều cho vào lò.

Suy nghĩ này rất nguy hiểm vì các vật đựng làm bằng kim loại như nhôm, sắt, inox, đĩa chén bằng sứ có hoa văn trang trí bằng kim loại… khi đặt vào lò vi sóng, khi lò gia nhiệt thường xảy ra hiện tượng phản xạ vi sóng, tạo tia lửa, gây hư hỏng cho lò và không làm chín thức ăn.

Với các vật dụng bằng nhựa thông thường khi cho vào lò, dưới tác dụng gia nhiệt nhựa sẽ biến dạng, tiết ra các chất độc hại nhiễm vào thức ăn, có hại cho sức khỏe người dùng.

Vì thế, trước khi cho thực phẩm vào bất cứ vật đựng nào bạn nên kiểm tra xem vật đựng đó bằng chất liệu nào, tránh vật đựng bằng kim loại, nhựa thường.

Hãy sử dụng các vật đựng dùng được cho lò vi sóng như nhựa chịu nhiệt, thủy tinh chịu nhiệt, sành, sứ… các vật đựng có chữ “microwave-safe” hoặc “microwavable”  hoặc "dùng được trong lò vi sóng" ở trên nhãn sản phẩm.

4. Cho thực phẩm khô, lỏng, có vỏ cứng cho vào lò chế biến sai cách

Với thực phẩm lỏng như canh, súp, sữa chọn vật đựng dung tích lớn, không đậy kín khi cho vào lò vi sóng. Bởi khi thực phẩm lỏng nóng, sôi lên, nước có thể chảy ra ngoài gây hỏng hóc cho thiết bị bên trong lò, cũng có thể gây nứt vỡ vật đựng và đậy kín thì quá trình gia nhiệt sẽ lâu hơn.

Nếu là thực phẩm lỏng có sẵn đồ đựng thì bạn nên khoét lỗ nhỏ để làm nóng nhanh hơn.

Thực phẩm có vỏ cứng như trứng, ốc, sò, nghêu…hạn chế nấu với lò vi sóng, vì chúng có thể phát nổ khi lò gia nhiệt, nếu muốn nấu bạn cần khoét lỗ nhỏ các thực phẩm này, trứng nên đập ra và cho vào vật đựng thích hợp rồi mới cho vào lò vi sóng.

Tránh được những lỗi trên thì việc sử dụng lò vi sóng của bạn sẽ hoàn toàn dễ dàng và luôn bền đẹp với thời gian.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét