Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Các chế độ nấu của nồi áp suất điện tử bao gồm những gì?

Nồi áp suất điện tử được nhiều người tin dùng vì có nhiều chế độ nấu như nấu thịt, nấu cháo hay hâm xương, làm bánh…hỗ trợ công việc nấu nướng của bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Hôn nay Bếp An Thịnh sẽ giới thiệu cho bạn các chức năng của nồi áp suất điện từ.

Nồi áp suất điện tử (Nồi áp suất điện là gì?) hoạt động tương tự như nồi áp suất cơ (nồi áp suất cơ là gì?) nấu trên bếp gas, nhưng sử dụng nhiệt từ điện năng để đun nóng khí và tạo áp suất. Ngoài ra nồi sở hữu rất nhiều tính năng nấu ăn như nấu cơm, nấu cháo, hầm xương, nấu đậu, nấu thịt, nấu gân, làm bánh… giúp bạn quản lý việc nấu nướng của mình rất dễ dàng.

Hầm xương

Hầm xương (STEW) là việc chúng ta đang làm hàng ngày với những món ăn với rau củ quả, bí xanh, hay dùng làm nước dùng cho những nồi lẩu. Tuy nhiên, việc để có những nồi nước xương trong veo thì không phải là chuyện dễ dàng gì.

Nhưng nồi áp suất có thể làm được việc đó. Ở chế độ hầm xương, nồi áp suất giúp các bà nội trợ giảm thời gian nấu, tiết kiệm điện, chỉ tốn 50-60 phút.

Nấu cơm

Nấu cơm bằng nồi áp suất giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian mà cơm sau khi nấu lại vô cùng thơm dẻo.



Đa phần lòng nồi được làm từ hợp kim nhôm có phủ chống dính nên hấp thụ nhiệt nhanh và tốt nên cơm nấu sẽ được chín đều và dẻo hạt, không bị dính vào thành hay cháy dưới đáy nồi.

Chỉ cần cài đặt chế độ nấu cơm (RICE) hoặc cài đặt thời gian nấu là nồi áp suất có thể tự hoạt động, thời gian nấu khoảng 30-40 phút.

Cần lưu ý, lượng nước dùng nấu cơm có thể chỉ bằng 1/3 so với mức nước nấu cơm bằng nồi cơm điện (nếu nấu cùng một lượng gạo) để đảm bảo cơm được ngon hơn.
Nấu cháo

Nếu dùng nồi áp suất để nấu cháo thì bạn chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, khoảng 40-50 phút tùy nồi. Đối với thực phẩm có độ nở cao và sinh bọt nhiều như cháo thì chỉ nên cho tối đa 2/3 dung tích nồi để tránh bị trào ra ngoài.

Nấu thịt

Khi nấu thịt (MEAT, CHICKEN, BEEF - Thịt (như thịt heo), gà, bò) với nồi áp suất bạn không cần phải cho thêm nhiều nước. Với áp suất cao, nồi sẽ sử dụng thành phần nước có trong thịt để làm chín thức ăn, giữ nguyên chất dinh dưỡng.

Nồi áp suất có thể giúp bạn nấu những món thịt rất ngon như bò kho, thịt kho tàu, chân giò… trong vòng 50-60 phút. 

Làm bánh

Có một điều đặc biệt là bạn có thể dùng nồi áp suất để làm bánh. Một chiếc nồi áp suất có thể thay thế được chiếc lò nướng cồng kềnh để giúp bạn làm món bánh bông lan thơm ngon.

Nếu bạn làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện thông thường thì bạn sẽ phải mất thời gian canh chừng và bấm nút nhiều lần do nồi không kín hơi và không đủ độ nóng. Thậm chí bạn còn phải dùng khăn che chắn để nước không bị rơi vào bánh.

Với nồi áp suất thì bạn sẽ không còn phải cảm thấy bất tiện như vậy nữa do nồi đã được tính hợp tính năng làm bánh tự động (CAKE) chỉ trong vòng 45 phút. Bên cạnh đó, nồi có nhiệt độ cao khiến bánh nhanh chín và vàng đều khắp vỏ bánh. Vì thế, không cần mất nhiều thời gian mà bạn vẫn có thể có được món bánh thơm ngon để dùng. 

Nấu đậu/gân

Nồi áp suất cũng sẽ giúp bạn nấu đậu nhanh hơn mà vẫn giữ được hương vị, giá trị dinh dưỡng do không phải nấu suốt một thời gian dài trên lửa ở nhiệt độ cao. 

Ngoài ra, gân là một món ăn “khó trị” đối với các loại nồi thường. Với nồi áp suất, có chế độ nấu đậu/gân (Bean/Tendon) bạn có thể có được món gân hầm ngon, đậu mềm trong vòng 60 - 70 phút.

Nồi áp suất sẽ giúp hầm mềm đậu/gân trong thời gian ngắn, sau khi đậu/gân mềm, bạn cho thêm nguyên liệu/gia vị vào và tiếp tục nấu món ăn mình cần. 

Hẹn giờ tắt

Đây là chức năng cơ bản của nồi áp suất điện tử có bảng điều khiển bằng nút vặn, người dùng chỉ cần cho thực phẩm và nước vào nồi, cắm điện, vặn nút theo thời gian nấu mà bạn mong muốn. Nồi sẽ tự nấu theo đúng thời gian mà bạn đã chọn, hết thời gian nấu, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét